một số sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi dạy con hiện nay.
Sai làm thứ nhất không dạy con tính chịu trách nhiệm
Sai lầm của phụ huynh khi không dạy con tính chịu trách nhiệm về việc làm của chính mình. đứa trẻ sẽ có suy nghĩ mọi sự cố xảy ra với mình lỗi đều do yếu tố khách quan chứ không phải do mình.Đây là sai lầm nghiêm trọng và nguy hiểm nhất. Khi nói chuyện, chia sẻ với phụ huynh, tôi đều nhấn mạnh nếu các con không chịu trách nhiệm thì sau này khó làm được việc gì thành công.
Sai lầm thứ hai là làm thay cho con
Nhiều phụ huynh hiện nay vẫn có xu hướng mắc sai lầm phổ biến: Bố mẹ làm thay việc cho con quá nhiều khi trẻ ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi.Sai lầm này không chỉ thấy ở giai đoạn trên mà còn theo suốt hành trình dạy con, thậm chí có cha mẹ con lớn lấy vợ lấy chồng rồi vẫn làm thay con.
Bố mẹ làm thay con sẽ khiến con ỷ lại, mất khả năng tự lập. Trẻ khó tự tin và vì vậy khó thành công.
Không những thế, một đứa trẻ luôn được/bị làm thay sẽ sinh tính ích kỷ, chỉ biết lợi cho bản thân không biết chia sẻ giúp đỡ người khác.
Chính cha mẹ sẽ là người khổ đầu tiên khi các con lớn lên. Rồi sẽ đến lúc bạn bè, đồng nghiệp, vợ/chồng, con cái của con sẽ chịu, không thể sống chung làm việc chung được với những người – từng là đứa trẻ được nuôi chiều bao bọc quá mức.
Bố mẹ làm thay con sẽ khiến con ỷ lại, mất khả năng tự lập. Trẻ khó tự tin và vì vậy khó thành công.
Nhất nhất mọi việc đều bắt con làm theo ý cha mẹ, từ việc học ở đâu, học với ai, học ngành gì, ra làm ở đâu… đều sắp xếp cho con.
Sai lầm thứ ba là bắt con làm theo ý mình
Cha mẹ luôn luôn nghĩ rằng mình cho con những điều kiện tốt nhất, trải thảm hoa cho con đi nhưng thực ra bố mẹ đang đánh cắp quyền tự quyết định của trẻ, đánh mất đi quyền tự do là chính mình của con. Việc này làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.Về lâu dài, sau nhiều lần bố mẹ bắt đứa trẻ làm theo ý mình có vẻ thuận lợi, đứa trẻ ngày càng không biết mình là ai, trẻ không biết mình có năng lực gì, không biết giới hạn của bản thân… Thậm chí trẻ không biết đến thất bại.
Và khi bố mẹ không còn cơ hội hoặc khả năng quyết định thay, lớn lên trẻ dễ gặp thất bại, dễ nản chí, mất phương hướng…
Nếu không thất bại, trẻ không biết mình phải cố gắng ra sao, luôn đi theo con đường có sẵn thì chắc chắn trẻ không phát huy được năng lực của mình.
Hơn nữa, những đứa trẻ bị bắt buộc làm theo trẻ sẽ trở nên thụ động, lười suy nghĩ, lười cố gắng vì bố mẹ làm sẵn hết rồi. Đứa trẻ đó sẽ như gà công nghiệp.
Ngoài nhóm những đứa trẻ thụ động, còn có một số trẻ sẽ bất mãn, chống đối, ức chế, có các hành vi nổi loạn. Bức thư này chưa thể hiện lỗi đó. Trên thực tế, tôi gặp rất nhiều trường hợp bố mẹ gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ con.
Ví dụ bắt con theo một trường đại học, nó chống đối bằng việc bỏ không đi học hoặc thay vì đi học lại đi chơi. Bị thi lại, chúng xin tiền bố mẹ nộp phí, chạy điểm…. Đó là điều rất nguy hiểm.
Vì trẻ suy nghĩ bố mẹ bắt vào học trường đó thì bố mẹ đi mà lo. Chúng không ý thức, không tập trung vào việc học vì đó là ý thích của bố mẹ không phải con học cho con.
Việc này sẽ hủy hoại tương lai của trẻ, hủy hoại toàn bộ những gì bố mẹ sắp đặt.
Sai lầm thứ thứ tư là bố mẹ dạy con trong khi nóng giận
Bình thường các bậc phụ huynh hầu hết đều yêu thương, chăm sóc và có thể nói là có cách riêng để dạy bảo con mình cho phù hợp với hoàn cảnh riêng.Thế nhưng khi nổi nóng lên, chúng ta thường không kiểm soát được cảm xúc, nói với con những lời gây tổn thương, mạt sát đứa trẻ, phủ nhận đứa trẻ.
Hậu quả là trẻ tự ti mặc cảm, trẻ cảm thấy không được tôn trọng. Trẻ sẽ đánh mất đi sự tự tin vào giá trị riêng của mình.
Bố mẹ đừng dùng roi vọt, la mắng lúc nóng giận để dạy trẻ. Khi nóng giận, trước tiên nên chuyển hóa cảm xúc tiêu cực bên trong, bình tĩnh mới sáng suốt rồi hãy dạy trẻ.
Sai lầm thứ năm là dạy con dựa trên sỹ diện bản thân
Cha mẹ luôn dạy con dựa trên sỹ diện bản thân chứ không phải vì đứa bé.Ví dụ bố mẹ không muốn mua đồ chơi cho trẻ nhưng con đòi, giãy đành đạch giữa siêu thị hoặc trước mặt bạn bè khiến họ mất mặt nên đành phải mua cho con.
Bố mẹ bắt con học cái này, cái kia, đạt thành tích theo kỳ vọng của cha mẹ cũng là để sỹ diện với bạn bè, để khoe là con mình giỏi giang, nhất là từ khi có mạng xã hội, điển hình là khi có facebook thì cha mẹ khoe con mỗi ngày.
Nhỏ thì khoe ảnh con dễ thương, có mẹ khoe cả cảnh con khóc, con làm xấu… lớn thì khoe thành tích, lớn nữa thì con đạt giải nọ, giải kia.
Điều này rất nguy hiểm, nó là áp lực vô hình lên đứa trẻ. Trẻ phải cố, cố vì cái danh của gia đình, vì thể diện của bố mẹ chứ không phải vì đam mê, vì niềm vui của trẻ.
Chính sai lầm này cũng là một cái bẫy nguy hiểm có hại cho chính các bậc phụ huynh.
Khi bố mẹ dạy con, con không được như ý sẽ xấu hổ với bạn bè, với xã hội, từ đó mặc cảm như mình là một người bố người mẹ kém cỏi, thất bại… Và bao bực dọc cha mẹ lại quay về trút lên đầu con, cả nhà cùng khổ.
Nelson Mandela đã nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.”
Nếu các bậc phụ huynh không ban cho con thứ vũ khí này thông qua những phương pháp giáo dục chuẩn mực, tương lai của con trẻ sẽ ra sao? Các bố mẹ hãy ngừng suy nghĩ một chiều, rằng con học giỏi, nhiều bằng cấp sẽ nên người.
Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới
Trả lờiXóa