6 giải pháp giúp trẻ kiềm chế cơn tức giận

Nếu thấy con mình tức giận, cha mẹ hãy đừng nổi nóng với con, điều này sẽ không khác gì “đổ dầu vào lửa”. Những giải pháp sau cha mẹ có thể tham khảo để giúp con mình giải quyết những cơn tức giận một cách hợp lý.


Trò chuyện với con

Cách tốt nhất để tìm hiểu tâm lý trẻ chính là trò chuyện cùng chúng. Cha mẹ nên dành thời gian để tâm sự với con mình. Lúc này, hãy lồng vào những câu hỏi về điều làm còn không vừa lòng, những thứ khiến con giận giữ.

Cha mẹ cũng có thể đợi khi cơn giận vừa qua đi để trò chuyện cùng bé. Từ đó có thể hạn chế được những hành động ngoài ý muốn của con, hoặc những hành vi đó là chính đáng thì nên phân tích để bé hiểu tại sao lại làm như vậy, những lúc như vậy con không đáng yêu như thế nào, con nên làm gì khi đó… Nếu bé không muốn tâm sự cùng cha mẹ, có thể nhờ đến những người con cảm thấy tin tưởng như ông bà, anh chị em hoặc đồ chơi mà con thích như gấu bông, búp bê…
Làm trẻ phân tâm
Khi nhận thấy dấu hiệu giận dữ ở trẻ đang tăng cao, hãy nhanh chóng chuyển hướng chú ý của trẻ sang một hướng khác. Bật một bài hát, hay gợi ý một trò chơi mới… sẽ khiến trẻ dễ dàng thu hút, và như vậy bạn đã thành công trong việc đổi trạng thái cảm xúc của chúng.

Ôm trẻ

Trẻ giận dữ thường có biểu hiện ăn vạ, hoặc ném đồ, la hét. Hãy làm dịu tâm trạng của trẻ bằng cách ôm trẻ vào lòng để chúng cảm nhận được tình cảm của cha mẹ. Đôi khi, sự tức giận của trẻ ẩn chứa một nỗi buồn nào đó. Sự yêu thương của cha mẹ qua cái ôm sẽ làm cho bé cảm thấy khá hơn ngay cả khi đứa trẻ không hề muốn. Cha mẹ nên thử phương pháp này bởi nó cho hiệu quả rất bất ngờ.

Đưa ra những thỏa thuận với trẻ

Khi trẻ đang bình tĩnh, cha mẹ có thể nói chuyện và cùng đưa ra những thỏa thuận với trẻ. Không nên đưa thành những mệnh lệnh mà hãy để trẻ tự thỏa hiệp, ví dụ khi nóng giận con có thể làm gì và không được làm gì… Hãy phân tích để con hiểu rằng: dù nóng giận nhưng con không được cư xử thô lỗ với người khác. Nếu trẻ không giữ đúng thỏa thuận, có thể hạn chế một số quyền lợi con để nhắc nhở như không đi công viên cuối tuần, không mua truyện mới… Nhưng cha mẹ hãy nhớ rằng, tất cả những thỏa thuận với con đều phải được nói rõ ràng và được thực hiện nghiêm túc.

Dạy con cách kiềm chế tức giận

Hãy hướng dẫn con một vài cách hiệu quả để con có thể “xả” cơn tức giận, từ đó con có thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Điều này cần một thời gian để bé có thể làm quen. Ban đầu cha mẹ có thể giúp con trẻ bằng cách dắt trẻ vào phòng riêng ngồi, đưa trẻ đến một góc bé yêu thích. Ngoài những cách để giúp con thư giãn, có thể gợi hướng dẫn con giải quyết vấn đề khác nhau. Bằng cách này, bé sẽ biết làm thế nào để giải quyết xung đột một cách hòa bình.

Nhờ chuyên gia giúp đỡ

Sẽ có không ít những ông bố bà mẹ dù đã áp dụng rất nhiều cách khác nhau nhưng vẫn bó tay khi không thể giúp con kiểm soát cơn tức giận, vậy đừng ngần ngại tìm đến những chuyên gia tâm lý. Có thể họ vẫn chưa hiểu rõ nguồn cơn sự tức giận của con như họ vẫn nghĩ đâu. Những chuyên gia tâm lý sẽ đóng vai trò như một quan tòa giúp con phân xử đúng sai, đồng thời họ sẽ có cách tâm sự cùng trẻ để nắm bắt tâm lý và cùng cha mẹ tìm ra giải pháp giúp con kiểm soát cơn giận. Điều này sẽ khó có thể tốt hơn chỉ trong ngày một ngày hai, vậy nên cha mẹ hãy kiên nhẫn để giúp con hoàn thiện mình hơn.

Nhận xét