Cách chữa ho sổ mũi ở trẻ em hiệu quả tại nhà mà bà mẹ nên tham khảo

Cách chữa ho sổ mũi ở trẻ em là những phương pháp được cung cấp với các thông tin cũng như những kiến thức hữa ích nhất giúp cha mẹ biết được mình nên làm gì hay không nên làm gì để hạn chế tình trạng tệ hơn cho con yêu của mình.



Có khá nhiều những cách thức cũng như hướng điều trị cho con, có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mũi để giảm bớt tình trạng nghẹt mũi hay đơn giản là áp dụng những mẹo nhỏ được cung cấp để sớm khắc phục tình trạng bệnh cho con.

Và đặc biết cần dùng những loại thuốc, những biện pháp chăm sóc đúng cách, giữ ấm cổ họng để bé bớt ho là những cách cha mẹ nên áp dụng.

Hãy cùng giadinh.blog tham khảo những kiến thức cách chữa ho sổ mũi ở trẻ bên dưới đây để biết thêm nhiều cách chữa ho sổ mũi ở trẻ em nhé!
Cách chữa ho cho trẻ theo phương pháp dân gian

1. Nước vo gạo và rau diếp cá

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, nhớ phải đun sôi lên không trẻ khi uống rất dễ trẻ bị tiêu chảy. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.

 2. Hạt quả quất xanh

Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.

3. Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

4. Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

5. Quất xanh chữa ho cho trẻ

2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

6. Chữa ho cho trẻ bằng cây xương sông

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

7. Lê + đường + xuyên bối

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

8. Chữa ho sổ mũi cho trẻ bằng nước củ cải luộc

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

9. Hoa hồng bạch chữa ho sổ mũi cho trẻ

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

10. Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ

Lấy 2 – 3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

11. Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

12. Đu đủ chín

Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

13. Tỏi và mật ong

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

14. Trà cam thảo

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

15. Húng chanh và quất

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Cách chữa trị chứng sổ mũi cho trẻ đơn giản ngay tại nhà

Sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị sổ mũi trẻ em mà không cần dùng đến kháng sinh để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Về cơ bản, nguyên nhân gây sổ mũi đến từ hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thích nghi được với sự thay đổi thời tiết.
Sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị sổ mũi trẻ em mà không cần dùng đến kháng sinh. Về cơ bản, nguyên nhân gây sổ mũi đến từ hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thích nghi được với sự thay đổi thời tiết. Một lý do khác dẫn đến sổ mũi ở trẻ em là do bé chưa có ý thức giữ vệ sinh, thường xuyên cho tay vào mũi và miệng dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể

Lưu ý: triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ em là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy những mẹo, những bài thuốc trị sổ mũi ở trẻ em không nên được áp dụng như một vị thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh.

 Nếu con bạn đã trên 6 tháng tuổi thì hoàn toàn có thể áp dụng 3 cách làm sau đây:

1. Nước chanh ấm chữa sổ mũi cho trẻ tại nhà

Axit citric có trong chanh được đánh giá là thuốc trị sổ mũi cho trẻ emhiệu quả. Ngoài ra trong chanh có chứa rất nhiều vitamin C có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể. Vì vậy, mỗi ngày mẹ cho bé uống 1 ly nước ấm pha cùng 30ml nước chanh. Nếu trẻ đã trên 1 tuổi thì mẹ có thể pha thêm 1 chút mật ong để tăng hiệu quả diệt khuẩn. Dùng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi nước mũi hết chảy hẳn.

2.  Tỏi chữa sổ mũi cho trẻ tại nhà

Tỏi được đánh giá là nguyên liệu làm thuốc trị sổ mũi ở trẻ em an toàn và có hiệu quả cao. Với tỏi mẹ có 2 cách để chế biến:

Đun sôi khoảng 250ml nước sau đó đổ hỗn hợp 4 tép tỏi đã được băm nhuyễn hòa cùng 5ml nước ép hành và 1 chút muối. Dung dịch này có tác dụng làm thông thoáng và làm sạch chất độc. Cho trẻ uống 2 lần/ngày đến cho đến khi khỏi hẳn.
Lấy 4 đến 5 tép tỏi to còn nguyên vỏ rồi cho vào dấy bạc và đem nướng trên lửa. Khi nướng mẹ lưu ý lật giấy bạc thường xuyên vì tỏi rất nhanh chín, nướng đến khi ngửi thấy mùi thơm là được. Nướng xong lấy tỏi ra cho vào 20ml nước đun sôi để nguội, sau đó ép thật mạnh tay để tỏi càng nát càng tốt. Gạt lấy nước cốt và cho bé uống 1 – 2 lần/ngày

3. Chữa sổ mũi cho trẻ tại nhà với gừng

Để biến gừng trở thành một loại thuốc trị sổ mũi trẻ em, mẹ có thể băm nhuyễn gừng rồi cho vào món súp gà và cho trẻ ăn. Hoặc đem nấu gừng trong nước rồi thêm chút đường cho trẻ uống. Uống từ 2 – 3 lần/ngày

Lưu ý: Uống nước gừng khi đang nóng để tránh làm bảo tử khó chịu.

mẹo hỗ trợ thuốc trị sổ mũi cho trẻ em


  • Vệ sinh mũi bằng nước muối: Giữ sạch mũi, tiêu diệt vi khuẩn là yêu cầu quan trọng để trị sổ mũi cho trẻ em dứt điểm. Mẹ có thể mua loại nước muối biển chuyên dụng cho trẻ em để rửa mũi. Hoặc mẹ có thể tự pha bằng cách cho 30g vào 400ml nước đun sôi, để ấm rồi dùng chai xịt, xịt rửa sạch mũi cho bé. Việc vệ sinh mũi được khuyến khích làm càng nhiều lần trong ngày càng tốt.
  • Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường: Nếu mẹ kỳ vọng vào thuốc trị sổ mũi cho trẻ em sẽ làm hết toàn bộ nhiệm vụ của nó thì đây là một sai lầm. Môi trường sinh hoạt, bàn tay hay cơ thể bé không vệ sinh sẽ tạo điều kiện lây lan dẫn đến những bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, không những giữ vệ sinh cho trẻ mà người trực tiếp chăm sóc trẻ cũng phải chú ý vệ sinh thường xuyên.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: không khí khô là một trong những nguyên nhân khiến dịch ngầy trong mũi bị đặc lại. Mẹ nên cân nhắc về điều này.
  • Dầu thoa cũng có thể coi là một vị thuốc trị sổ mũi cho trẻ em: Mẹ hãy lựa chọn những loại dầu gió dành riêng cho trẻ em như dầu tràm, dầu khuynh diệp để thoa lên mũi cho trẻ, giúp thông thoáng đường hô hấp, trẻ dễ thở, đỡ bị chảy nước mũi và ngạt mũi.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ? Sau khi áp dụng những bài thuốc trị sổ mũi ở trẻ em và các mẹo hỗ trợ. Nếu trẻ có những biểu hiện sau đây thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị: – Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sổ mũi kèm theo sốt, bỏ ăn hay bú kém – Đối với trẻ lớn: trẻ sốt trên 38,5 độ có kèm theo ho nhiều. Nếu sổ mũi kéo dài hơn 2 tuần hoặc dịch mũi có màu vàng, mùi hôi thì đây là dấu hiệu bé bị nhiễm khuẩn nặng và cần được điều trị bằng kháng sinh.

Nhận xét