Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nên bắt đầu từ đâu là băn khoăn thường trực của nhiều phụ huynh có con từ 2-5 tuổi. Tham khảo những gợi ý sau để đi đúng hướng bạn nhé!
Thông thường rất ít cha mẹ chú ý dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Trong khi đó, ứng với từng độ tuổi luôn có những kỹ năng phù hợp với trẻ. Với trẻ mầm non, dưới đây là những kỹ năng sống cơ bản các con cần biết.
Việc rèn cách sống độc lập cho trẻ cũng không quá phức tạp. Cha mẹ chỉ cần giúp con học cách tự mặc quần áo, mang giày dép. Giúp con biết cách cất đồ dùng của mình vào đúng vị trí chứ không phải “bạ đâu để đó”. Dạy trẻ biết kéo quần lên và xuống sau khi đi vệ sinh, vứt rác vào thùng rác, tự gấp chăn gối sau khi ngủ dậy,… Đừng nghĩ rằng đây là việc quá sức với một đứa trẻ 3 tuổi, thật ra từ lúc lên 2, con bạn đã có thể làm tốt những điều này nếu được hướng dẫn thường xuyên.
Thông thường ở độ tuổi này trẻ em rất giỏi bắt chước và mô phỏng cách làm của người lớn. Vì vậy, nhiệm vụ của cha mẹ là hãy thực hành những gì bạn muốn dạy trẻ để con nhìn thấy và làm theo. Nếu bé làm đúng hãy khen ngợi con để khuyến khích và hình thành thói quen tốt ở trẻ. Khi bé làm chưa đúng, hãy điều chỉnh giúp con và thực hiện lại nhiều lần đến khi bé thuần thục.
Sự thật là khi cảm thấy hào hứng và thích thú điều gì đó trẻ thường sẽ hét lên hoặc nói rất to. Bạn cũng sẽ rất vui trước biểu lộ cảm xúc của con, tuy nhiên trong những môi trường công cộng như nhà sách, bệnh viện, tiệm ăn… bạn sẽ thấy rất khó xử trước giọng nói của con. Rất khó để giảng giải với trẻ tại sao con không được nói to vào lúc này bởi trẻ sẽ không hiểu được nói quá lớn sẽ làm phiền người khác.
Hơn nữa, mọi sự cố gắng của bạn sẽ không có tác dụng nếu bạn thường xuyên hét vào tai con những câu đại loại như “Đừng nói quá to”, “Hãy im lặng”. Trẻ ở tuổi mẫu giáo sẽ khóc to hơn nếu bạn phản ứng quá kịch liệt hoặc làm con sợ. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng nói với con rằng “giọng con lớn quá làm tai mẹ ù cả đi rồi” “con nói to quá mẹ không thể nghe rõ ràng được, nào hãy nói lại và nhỏ tiếng một chút xem nào”… Sự từ tốn của bạn sẽ nhanh chóng có tác dụng chỉ sau vài lần tập luyện cùng trẻ.
Ngoài ra, hãy dạy con về tầm quan trọng của cơ thể, vùng kín con là thuộc về con, không ai được được chạm vào với mục đích tắm rửa hay giúp con thay quần áo mà không có sự giám sát của cha mẹ. Khi có ai đó có ý đồ xấu hãy nhanh chóng la lớn và nói điều đó với cha mẹ. Đây thực sự là những kỹ năng sống quan trọng mà bạn cần dành nhiều thời gian để trao đổi và hướng dẫn cho trẻ trong thời đại ngày nay.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non cũng cần kiên nhẫn như cách bạn nuôi dạy trẻ tập nói, đi đứng, ăn uống… Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian cho con và tin vào khả năng của bé để hành trình giáo dục kỹ năng sống trở thành khoảng thời gian vui vẻ, hạnh phúc nhất bên con mẹ nhé!
Thông thường rất ít cha mẹ chú ý dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Trong khi đó, ứng với từng độ tuổi luôn có những kỹ năng phù hợp với trẻ. Với trẻ mầm non, dưới đây là những kỹ năng sống cơ bản các con cần biết.
1. Rèn cách sống độc lập cho trẻ
Không nhiều phụ huynh biết rằng rèn cách sống độc lập không chỉ giúp định hình tính cách của trẻ trong tương lai mà còn giúp trẻ tự tin và độc lập hơn rất nhiều khi sinh hoạt ở trường học.Việc rèn cách sống độc lập cho trẻ cũng không quá phức tạp. Cha mẹ chỉ cần giúp con học cách tự mặc quần áo, mang giày dép. Giúp con biết cách cất đồ dùng của mình vào đúng vị trí chứ không phải “bạ đâu để đó”. Dạy trẻ biết kéo quần lên và xuống sau khi đi vệ sinh, vứt rác vào thùng rác, tự gấp chăn gối sau khi ngủ dậy,… Đừng nghĩ rằng đây là việc quá sức với một đứa trẻ 3 tuổi, thật ra từ lúc lên 2, con bạn đã có thể làm tốt những điều này nếu được hướng dẫn thường xuyên.
2. Hướng dẫn con cách dùng đồ vật
Con bạn sẽ không biết cách rửa tay, lấy xà phòng từ trong bình, dùng khăn giấy lau khô tay, bỏ giấy vào thùng rác, mở và khóa van nước, nhấn nước dội bồn cầu, khóa và mở cửa… nếu bạn không hướng dẫn bé ngay từ đầu. Nếu bạn bỏ qua việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non này sẽ khiến con bạn lúng túng và trở thành một em bé thiếu ngăn ngắp ở trường học. Vì vậy, bạn nên chủ động dạy những kỹ năng này cho con khi trẻ bước vào độ tuổi học mẫu giáo.Thông thường ở độ tuổi này trẻ em rất giỏi bắt chước và mô phỏng cách làm của người lớn. Vì vậy, nhiệm vụ của cha mẹ là hãy thực hành những gì bạn muốn dạy trẻ để con nhìn thấy và làm theo. Nếu bé làm đúng hãy khen ngợi con để khuyến khích và hình thành thói quen tốt ở trẻ. Khi bé làm chưa đúng, hãy điều chỉnh giúp con và thực hiện lại nhiều lần đến khi bé thuần thục.
3. Điều chỉnh âm lượng giọng nói ở nơi công cộng
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non không thể bỏ qua vấn đề này. Bởi, tự bản thân đứa trẻ không biết rằng cường độ giọng nói của bé sẽ ảnh hưởng thế nào đến mọi người xung quanh. Cha mẹ nên nghĩ rằng đây là kỹ năng cần được giảng dạy chứ không nên cho qua.Sự thật là khi cảm thấy hào hứng và thích thú điều gì đó trẻ thường sẽ hét lên hoặc nói rất to. Bạn cũng sẽ rất vui trước biểu lộ cảm xúc của con, tuy nhiên trong những môi trường công cộng như nhà sách, bệnh viện, tiệm ăn… bạn sẽ thấy rất khó xử trước giọng nói của con. Rất khó để giảng giải với trẻ tại sao con không được nói to vào lúc này bởi trẻ sẽ không hiểu được nói quá lớn sẽ làm phiền người khác.
Hơn nữa, mọi sự cố gắng của bạn sẽ không có tác dụng nếu bạn thường xuyên hét vào tai con những câu đại loại như “Đừng nói quá to”, “Hãy im lặng”. Trẻ ở tuổi mẫu giáo sẽ khóc to hơn nếu bạn phản ứng quá kịch liệt hoặc làm con sợ. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng nói với con rằng “giọng con lớn quá làm tai mẹ ù cả đi rồi” “con nói to quá mẹ không thể nghe rõ ràng được, nào hãy nói lại và nhỏ tiếng một chút xem nào”… Sự từ tốn của bạn sẽ nhanh chóng có tác dụng chỉ sau vài lần tập luyện cùng trẻ.
4. Dạy trẻ cảnh giác trước người lạ
Khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bạn cần lưu ý dạy con cảnh giác trước người lạ để đề phòng nguy cơ trẻ bị bắt cóc, lạm dụng tình dục. Bạn tuyệt đối đừng bao giờ để trẻ một mình ở nơi công cộng. Không nên khuyến khích trẻ tự đi một mình về nhà, tự mình đi mua quà bánh như một hành vi thể hiện lòng dũng cảm hay đi theo ai đó vì được cho đồ chơi, quà bánh mà không có sự đồng ý của ba mẹ.Ngoài ra, hãy dạy con về tầm quan trọng của cơ thể, vùng kín con là thuộc về con, không ai được được chạm vào với mục đích tắm rửa hay giúp con thay quần áo mà không có sự giám sát của cha mẹ. Khi có ai đó có ý đồ xấu hãy nhanh chóng la lớn và nói điều đó với cha mẹ. Đây thực sự là những kỹ năng sống quan trọng mà bạn cần dành nhiều thời gian để trao đổi và hướng dẫn cho trẻ trong thời đại ngày nay.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non cũng cần kiên nhẫn như cách bạn nuôi dạy trẻ tập nói, đi đứng, ăn uống… Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian cho con và tin vào khả năng của bé để hành trình giáo dục kỹ năng sống trở thành khoảng thời gian vui vẻ, hạnh phúc nhất bên con mẹ nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét